Nguồn gốc và đề tài Heike Monogatari

Lịch sử thể loại Monogatari

Người Nhật đã cho phát triển một số chiến lược bổ sung để nắm bắt, bảo tồn và phổ biến các yếu tố thiết yếu của lịch sử dân tộc được chấp nhận rộng rãi trong quần chúng – chúng là các biên niên sử về vua chúa cũng như các sự kiện, tiểu sử của các danh nhân lịch sử, cùng với những câu chuyện quân sự được gọi là gunki monogatari . Thể loại văn học này được phát triển nhờ vào mối quan tâm đến việc ghi lại các hoạt động xung đột quân sự vào cuối thế kỷ 12. Các trận chiến lớn, các cuộc giao tranh nhỏ và các cuộc chiến mang tính cá nhân (cùng các nhân vật quân sự) đều được ghi chép, tường thuật và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác với các tác phẩm như Hōgen Monogatari (1156), Heiji Monogatari (1159–1160) ) và Heike Monogatari (1180–1185).

Trong mỗi tác phẩm thuộc thể loại monogatari này, các nhân vật trung tâm đều được phổ biến sâu rộng trong quần chúng, các sự kiện lớn được mọi người hiểu một cách khái quát và các vấn đề trong thời kỳ đó thường được chấp nhận như những yếu tố nền tảng của văn hóa Nhật Bản. Tính chính xác của mỗi ghi chép lịch sử này đã trở thành một chủ đề hấp dẫn để nghiên cứu sâu hơn; và có một số chi tiết tác phẩm đã được chứng minh chúng đã trải qua sự giám sát chặt chẽ, trong khi những "sự thật" hóa ra lại không chính xác. [1]

Phiên bản phổ biến và nổi tiếng nhất của Bình Gia truyện ngày nay là bản được Kakuichi chắp bút năm 1371, thường được cho là một vở kịch hư cấu dựa trên Chiến tranh Genpei. Thay vì tập trung vào các chiến binh Genpei như cách mô tả thông thường, tác phẩm lại tập trung xoáy sâu vào "... chiến binh lý tưởng được truyền tụng qua những lời thánh ca ..." [2] với nguồn cảm hứng đến từ việc tôn vinh và lý tưởng hoá hình tượng con người.

Đề tài chính

Câu chuyện Heike được xem là một bộ sưu tập những câu chuyện được truyền miệng bởi các nhà sư du hành, những người đã tụng những bài trong biwa, một loại nhạc cụ tương đồng với đàn tì bà. Phiên bản được biết đến nhiều nhất của Heike monogatari đã được tụng bởi một nhà sư mù tên là Kakuichi, vào năm 1371. Sau này, Chuyện kể Heike (còn gọi là "Bình Gia truyện) được coi là tác phẩm văn học cổ điển xuất sắc nhất trong nền văn học thời Trung cổ của Nhật Bản.

Hai chủ đề đạo đức xuyên suốt tác phẩm này là tinh thần samurai và đạo Phật.

Ở một mức độ nào đó, nội dung tác phẩm là cả một câu chuyện dài về những bậc anh hùng võ nghiệp – về lòng dũng cảm, sự độc ác, quyền lực, vinh quang, sự hy sinh và cả niềm hối tiếc. Đã có nhiều người nhấn mạnh về chủ nghĩa anh hùng mà tác phẩm đề cập tới, trong đó, những chi tiết về cái chết và sự dơ bẩn của hiện thực chiến tranh đã bị phớt lờ, những cái chết trong đó cũng đã được thẩm mỹ hóa: một ví dụ điển hình trong trường hợp thứ hai này là việc so sánh một võ sĩ bị đuối nước với hình ảnh chiếc lá phong trôi theo dòng nước ra xa nhằm xoa dịu đi tình thế khắc nghiệt của chủ thể.

Mặt khác, trong khi tác phẩm vẫn chấp nhận tầm quan trọng của những hình tượng quân sự hào hùng như Yoshitsune, song vẫn hướng đến việc chú trọng những tư tưởng Phật pháp, cũng như về số phận con người. Ngay từ đầu, chúng ta đã được biết rằng tác phẩm luôn được hướng đến quy luật vô thường trong Phật giáo, đặc biệt nhấn mạnh vào những điều may mắn mong manh của con người, cũng chính là dạng thức của sic transit gloria mundi ( "Trên trần thế không có gì là mãi mãi"). Chủ đề về thuyết vô thường (mujō) đã được thể hiện trong tác phẩm thông qua đoạn mở đầu được phổ biến rộng rãi như sau:

Cảnh giao tranh trong Truyện Heike,đầu thế kỷ 17

祇園精舎の鐘の聲、諸行無常の響き有り。 沙羅雙樹の花の色、盛者必衰の理を顯す。 驕れる者も久しからず、唯春の夜の夢の如し。 猛き者も遂には滅びぬ、偏に風の前の塵に同じ。

Gionshōja no kane no koe, Shogyōmujō no hibiki ari. Sarasōju no hana no iro, Jōshahissui no kotowari wo arawasu. Ogoreru mono mo hisashikarazu, tada haru no yo no yume no gotoshi. Takeki mono mo tsui ni wa horobin(u), hitoeni kaze no mae no chiri ni onaji.

Tiếng chuông Gion Shōja ngân vang báo hiệu sự vô thường của vạn vật; màu sắc hoa vô ưu báo hiệu sự thịnh suy. Vinh quang cũng có giới hạn, chúng tựa giấc mộng đêm xuân; khi mọi thứ sụp đổ, tất cả đều chỉ như cát bụi trước gió bay.- Chapter 1.1, Helen Craig McCullough's translation

Trong tác phẩm, biểu thức 4 ký tự (, yojijukugo?), hay cụm từ "Vinh quang rồi cũng phải tàn suy" (盛者必衰, jōshahissui?) là một cụm từ được trích từ tác phẩm Humane King Sutra, với ý nghĩa đầy đủ là "thịnh tất yếu suy, đầy tất tất yếu trống" (盛者必衰、実者必虚, jōsha hissui, jissha hikkyo?).

Hình mẫu tôn giáo thứ hai được biểu hiện trong Bình Gia truyện là một quan điểm khác của nhà Phật - nghiệp quả. Theo quy luật được gọi là "nghiệp chướng" ấy, ta phải đón nhận hậu quả của việc "gieo nghiệp" trong suốt nhiều năm cuộc đời sau đó. Do vậy, ta có thể thấy rằng, "nghiệp quả" sẽ giúp chúng ta giải quyết những khúc mắc xoay quanh cái ác về mặt tự nhiên và cả về mặt đạo đức. Bất kỳ người gieo nghiệp ác nào cũng phải chịu quả báo về sau. Điều này được thể hiện rõ thông qua chi tiết nhân vật Kiyomori gặp quả báo trong Bình Gia truyện; nhân vật này được khắc họa như một con người độc ác, để rồi phải gánh chịu nghiệp quả đau đớn với căn bệnh cướp đi sinh mạng ông ta.

Trọng tâm, các phần cấu thành và sức ảnh hưởng

Knife handle (kozuka) from matching seven-piece set of sword fittings with scenes from The Tale of Heike

Thuyết vô thường Phật giáo được thể hiện trong Bình Gia truyện chính là hình ảnh thu nhỏ cho sự sụp đổ của gia tộc Taira hùng mạnh – cũng chính là gia tộc samurai đã đánh bại gia tộc Minamoto (một gia tộc được Hoàng thất hậu thuẫn) vào năm 1161. Qua đó, ta có thể thấy rằng, gia tộc chiến binh Taira đã châm ngòi cho sự sụp đổ của chính nó bằng thái độ "ngủ quên trong chiến thắng", trở nên kiêu ngạo, hống hách và cuối cùng đã bị đả bại dưới tay gia tộc hồi sinh Minamoto vào năm 1185, dẫn đến sự thành lập Chính quyền samurai đầu tiên trong lịch sử.

Các tình tiết trong truyện được sắp xếp một cách tự nhiên và được phần cốt truyện được thiết kế lại theo dạng một chuỗi những câu chuyện kể đêm khuya. Mặc dù tư tưởng trong tác phẩm phần lớn chịu ảnh hưởng của Đạo Phật, song tác phẩm vẫn thể hiện nên tinh thần võ sĩ đạo cùng văn hóa chiến binh – vốn là nền móng của võ sĩ đạo (một cụm từ chỉ cách cư xử của những chiến binh Nhật Bản cổ đại). Bên cạnh đó, Bình Gia truyện cũng chứa một lượng lớn những câu chuyện về tình yêu đôi lứa, một chi tiết liên tưởng tới nền văn học huy hoàng của thời kỳ Heian.[cần dẫn nguồn]

Câu chuyện được chia đại khái thành ba phần. Nhân vật trung tâm của phần đầu câu chuyện là Taira no Kiyomori, người được miêu tả với tính cách kiêu ngạo, độc ác, tàn nhẫn, đến khi chết vẫn ôm mối hận trong lòng. Tác phẩm đã miêu tả cơ thể bốc cháy ngọn lửa thù hằn của Kiyomori với chi tiết phóng đại như việc cơ thể ông ta vẫn rất nóng ngay cả khi rơi xuống nước. Nhân vật chính trong phần hai tác phẩm là một vị tướng thuộc gia tộc Minamoto - tức Minamoto no Yoshinaka . Tiếp nối sau cái chết của Yoshitaka, nhân vật chính của phần ba là vị samurai vĩ đại, Minamoto no Yoshitsune, một thiên tài quân sự bị anh trai Minamoto no Yoritomo , vốn là người sắc sảo về chính trị, buộc tội phản phúc.

Như vậy, có thể nói rằng, Bình Gia truyện đã cung cấp tư liệu cho nhiều tác phẩm nghệ thuật sau này, từ kịch Noh kịch Kabuki, [3] cho đến các bức tranh in mộc bản, tranh vẽ và thơ haiku ; [4] thậm chí trong các tác phẩm hiện đại, Bình Gia truyện vẫn được sử dụng như một nguồn tài liệu tham khảo.